-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0909537131 - 0798676686Nhu cầu tiêu thụ thép yếu chưa thực sự có xu hướng tăng trưởng tốt. Trong khoảng 4 năm trở lại đây thì mức sản lượng sản xuất và bán hàng quý I/2024 chỉ cao hơn cùng kỳ của năm 2023, nhưng đều thấp hơn các năm 2022 và 2021
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) kinh tế trong nước quý I đã có những tín hiệu tích cực và hoạt động tiêu thụ thép cũng sôi nổi hơn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khi các công trình cũng tiếp tục thi công trở lại. Tuy nhiên nhìn chung nhu cầu tiêu thụ thép vẫn còn yếu.
Theo đó, sản lượng thép thành phẩm các loại sản xuất tháng 3 đạt thấp nhất của tháng 3 trong 4 năm trở lại đây. Tương tự, sản lượng bán hàng thép thành phẩm các loại tháng 3 cũng chỉ cao hơn lượng bán hàng tháng 3/2023 và thấp hơn thời điểm tháng 3 của năm 2022 và 2021.
Tính chung trong quý I, sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại đều ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 5,5% và 10% lên 7 triệu và 6,7 triệu tấn. Tuy nhiên, mức sản xuất và bán hàng quý chỉ cao hơn cùng kỳ của năm 2023, nhưng đều thấp hơn các năm 2022 và 2021.
Theo VSA, nhìn chung, giá nguyên liệu sản xuất thép giao dịch thời điểm đầu tháng 3 và quý I/2024 có xu hướng giảm so với thời điểm cuối năm 2023.
Giá nguyên vật liệu giảm khiến việc mua hay bán đều chậm lại do tâm lý e ngại giá tiếp tục xuống. Các nhà máy giảm giá bán từ ngay sau Tết, cùng với các nhà phân phối cũng giảm giá để giảm mức tồn kho (từ tháng 12/2023 và tháng 1/2024).
"Xu thế giảm giá để bán hàng (đối với nhà sản xuất) và giảm tồn kho (đối với nhà phân phối) khiến thị trường rất khó khăn trong thời gian này", VSA nhận định.
Mặc dù giá nguyên vật liệu (quặng sắt, than coke, phế, ..) giảm, nhưng các nhà sản xuất cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như chi phí tài chính (bao gồm lãi vay và tỷ giá USD/VND tăng khá cao) và nhu cầu tiêu thụ thép thấp. Nhiều nhà máy phải điều chỉnh giảm giá bán nhằm để cạnh tranh giữ thị phần.
Thị trường còn yếu cũng là điều được nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp ngành thép chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoà Phát, nhận định năm 2024 là năm chưa có sự tăng trưởng đột biến vì nền kinh tế vĩ mô trên thế giới còn nhiều điều bất ổn.
Điển hình như Trung Quốc, thị trường bất động sản nước này chưa có sự hồi phục, thậm chí một số công ty ngấp nghé ở ngưỡng phá sản. Còn tại Mỹ, tình hình lạm phát vẫn chưa thể ở mức như kỳ vọng khiến chính sách tiền tệ vẫn còn khá cứng rắn, điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam do có độ mở lớn.
“Chúng tôi đánh giá mặc dù 2022-2023 ngành thép đã tạo đáy và 2024 sẽ tốt hơn nhưng chưa thể kỳ vọng sự tăng trưởng đột phá. Công ty vẫn phải điều hành các chính sách kinh doanh một cách chắc chắn để đảm bảo lợi nhuận tăng lên, nhưng phải an toàn do vẫn còn nhiều điều bất trắc”, ông Thắng nói.
Chủ tịch Hoà Phát, ông Trần Đình Long cũng phải thừa nhận "thị trường thép quá khốc liệt", do đó tập đoàn sẽ chỉ dồn lực cho mảng thép trong 5 - 10 năm tới thay vì mở rộng sang mảng kim loại màu.
Năm nay, tập đoàn lên kế hoạch doanh thu 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 47% so với thực hiện năm 2023 nhưng vẫn còn xa mức đỉnh lợi nhuận hơn 34.500 tỷ thực hiện năm 2021 và 13.500 tỷ năm 2020. Doanh thu tăng phần lớn là nhờ tăng sản lượng do kỳ vọng sự quay trở lại của các nhà phát triển bất động sản sau khi Luật Đất đai 2024 được ban hành.
Tương tự với Tập đoàn Hoa Sen, tại ĐHĐCĐ năm 2024 mới đây, Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ cho biết kịch bản thị trường thép năm 2024 vẫn khó lường và có nhiều biến động. Bên cạnh các sản phẩm thép, Tập đoàn sẽ tiếp tục khảo sát, nghiên cứu nghiên cứu thêm nhiều ngành nghề nhằm đón đầu sự hồi phục của thị trường.
Lạc quan hơn khi chia sẻ với cổ đông hồi tháng 3, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina ông Đỗ Duy Thái nhận định rằng ngành thép đang hồi phục chậm và có thể tăng mạnh vào cuối năm nay. Vì thế, công ty cố gắng tái cấu trúc hoàn tất vào cuối quý III và hoạt động lại lò cao vào quý IV để đón sóng bất động sản phục hồi.
Nhận định chung về ngành thép, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán SSI cho rằng nhu cầu thép năm 2024 có thể phục hồi, đặc biệt là tại thị trường nội địa.
Theo SSI, thị trường nội địa đã có những dấu hiệu phục hồi đầu tiên vào cuối năm 2023 khi sản lượng tiêu thụ từ tháng 9 đến tháng 11 đã tăng 13% so với cùng kỳ. Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ nhờ tình hình vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn.
SSI Research kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép sẽ phục hồi hơn 6% so với năm 2023, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%
https://vietnambiz.vn/gia-thep-hom-nay.html
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng
Viết bình luận